0909 555 888, 02835 192939 info@ebm.com.vn

Bếp ăn là nơi giữ lửa trong mỗi căn nhà, sở dĩ nó có vai trò đặc biệt quan trọng như vậy là do cảm giác quây quần, ấm cúng của trong mỗi bữa ăn. Lựa chọn ánh sáng hợp lý sẽ giúp cho bữa ăn trở nên thi vị, ngon miệng hơn. Nếu vị trí của bếp thuận lợi cho việc lấy ánh sáng tự nhiên thì đó là điều may mắn cho gia đình bởi ánh sáng tự nhiên tạo cảm giác khô thoáng, sạch sẽ.

  1. Bố trí cửa sổ như thế nào là phù hợp?

Bếp và thiên nhiên giao hòa với nhau tươi mát và thoáng đãng, giúp cho người làm bếp hào hứng mỗi khi nấu ăn và tạo cảm giác thích thú, đặt niềm vui vào các món ăn. Tuy nhiên, không phải gian bếp nào cũng có cửa sổ, nhưng nếu phòng bếp của bạn may mắn sở hữu một khung cửa sổ thoáng rộng, hãy bố trí sao cho khoa học và hợp phong thủy để có thể đón những luồng khí may mắn vào nhà mình.

Nên đặt cửa sổ bếp theo hướng nào?

Một cửa sổ hợp phong thủy trước tiên phải đón được ánh nắng và gió từ bên ngoài vào phòng bếp. Do đó nên bố trí cửa sổ bếp về hướng Đông để lấy ánh sáng trong lành của buổi sáng sớm, đồng thời làm dịu sức nóng khi nấu nướng. Mặt khác, bạn cũng cần tránh hướng gió thổi mạnh lùa vào nhà qua cửa này. Nếu như cửa sổ là nơi lấy ánh sáng tự nhiên chủ yếu cho căn bếp thì nên chọn hướng cửa sổ phù hợp với tuổi và mệnh của chủ nhà. Bên cạnh đó, cần đảm bảo hướng cửa này nhìn ra không bị chướng ngại vật chắn ngang tầm nhìn như: nhà cửa, bãi rác, cống rãnh hay thân cây to. Bên cạnh đó, thêm một điều bạn cần lưu ý nữa là không nên đặt bếp nấu vào nơi có nhiều ánh sáng bởi sẽ gây quáng khi nấu ăn. Hơn nữa nếu cửa sổ đặt ngay vị trí bếp nấu sẽ gây tạt lửa khi có gió. Bạn nên tập trung ánh sáng vào những nơi khác như chậu rửa, bàn ăn.

Kích thước

Với các căn bếp hiện đại ngày nay, gia chủ thường thích trổ những cửa sổ có kích thước rộng lớn để có thể lấy ánh sáng tự nhiên một cách tối đa. Đồng thời cũng làm cho không gian bếp trở nên khoáng đạt và thoáng rộng, phòng ăn cũng được tận hưởng ánh sáng này. Cửa sổ là loại cửa phụ với mục đích lấy không khí là chính nên thường được thiết kế nhỏ gọn. Tuy nhiên kích thước của cửa sổ bếp như thế nào cần căn cứ vào nhiều yếu tố:
– Vị trí đặt cửa: Cửa phải cao ngang bồn rửa bát hoặc từ bàn ăn trở lên.
– Sự hài hòa: Cần đảm bảo kích thước cửa sổ phải phù hợp với diện tích không gian bếp và cá tính riêng của chủ nhân.

Kiểu dáng

Kiểu dáng cửa sổ cần đáp ứng tính thẩm mỹ và độ an toàn, tốt cho sức khỏe. Đối với khung cửa bếp rộng thì phải có khung chịu lực, kiểu cửa sổ bếp này sẽ đem lại cảm giác chắc chắn và an toàn cho bếp. Với kiểu cửa sổ này, cần phối hợp với cửa chính vào bếp để tạo thành một trục liên thông cho sức nóng từ bên trong toả ra ngoài và luồng khí dương từ bên ngoài vào nhà được dễ dàng.

Cửa sổ bếp hình khối chữ nhật tạo ra cảm giác vững chãi, vuông vức, điều này xét về yếu tố phong thủy là rất tốt. Bên cạnh đó, các khung cửa sổ bếp thường được chia ô. Khi thiết kế cần chú ý ô cửa sổ sao cho thích hợp theo quy tắc sinh – lão – bệnh – tử từ dưới lên. Kiểu ô cửa dàn ngang là kiểu dáng cửa sổ rất phổ biến và được ưa chuộng. Tuy nhiên với những gian bếp nhỏ thì kiểu ô cửa đứng lại là lựa chọn phù hợp vì nó sẽ giúp lấy được nhiều ánh sáng hơn và căn bếp trông cao, thoáng hơn. Đối với kiểu ô cửa này, tốt nhất không nên làm cửa lùa mà nên chọn cửa lá chớp để mưa gió không lùa trực tiếp vào bếp. Điều này sẽ tạo cho căn bếp một luồng sinh khí phóng khoáng và dễ chịu khi bước vào.

Chất liệu

Với các gian bếp hiện đại người ta thường chọn chất liệu kính để làm cửa sổ vì chất liệu kính tạo ra một không gian thoáng đãng, đồng thời cũng rất tốt cho phong thuỷ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp dùng khung bằng sắt hay nhôm đã được sơn màu sáng nhằm tạo cảm giác vừa nhẹ nhàng vừa sạch sẽ.

  1. Gợi ý bạn cách chọn rèm cho cửa sổ

Bên cạnh công năng thông thoáng không khí, mang ánh sáng tự nhiên vào không gian phòng bếp… thì với những mẫu cửa sổ dưới đây còn thêm vai trò “tô điểm” và rèm chính là yếu tố góp phần tạo điểm nhấn đó. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về cách chọn rèm cho cửa sổ phòng bếp nhé.

Với đặc tính có nhiều bụi bẩn, dầu mỡ, độ ẩm cao và có mùi thức ăn. Khi lựa chọn rèm cửa cho phòng bếp bạn nên cân nhắc chọn những loại rèm có khả năng chống ẩm mốc, dễ lau chùi đặc biệt là không bị bám bụi. Sự lựa chọn tối ưu nhất cho bạn ở vị trí này đó chính là những chiếc rèm sáo nhôm hoặc những chiếc rèm sáo gỗ.

Rèm sáo nhôm được làm từ các lá nhôm dát mỏng giúp chống cháy, không bám bụi, bám mùi dầu mỡ, có thể xoay lật các lá 360 độ nên rất dễ dàng để vệ sinh. Mặt khác, khả năng cản nắng, cản nhiệt của rèm nhôm cũng rất cao. Hơn nữa, loại rèm này dễ lắp đặt, kiểu dáng gọn nhẹ và hiện đại phù hợp cho phòng bếp. Rèm sáo gỗ và rèm vải cũng được nhiều bà nội trợ lựa chọn cho phòng bếp nhà mình. Rèm sáo gỗ có kiểu dáng và kết cấu tương tự như rèm sáo nhôm. Rèm sáo gỗ mang đến sự gần gũi với thiên nhiên và rất sang trọng. Tuy nhiên, rèm sáo gỗ rất dễ bắt lửa, giá thành cao. Vì vậy bạn cần phải lưu ý khi sử dụng loại rèm này.

Rèm vải không chỉ có màu sắc bắt mắt mà chất liệu của nó cũng rất đa dạng. Nếu bạn muốn cản nắng mặt trời, những chiếc rèm cửa dày màu tối là lựa chọn phù hợp cho bạn. Tuy nhiên, loại rèm này có một nhược điểm là nó cho làm cho gian bếp của bạn như nhỏ hơn. Nếu bạn muốn một không gian thoáng đãng và rộng rãi, hãy chọn cho mình những chiếc rèm cửa sáng màu. Loại rèm này còn rất dễ làm sạch vì nó thường nhẹ hơn, chất liệu rèm cũng mỏng và thoáng hơn, do vậy sẽ không bám mùi như những chiếc rèm dày và nặng. Tuy nhiên, để có một mẫu rèm cửa và cân đối với cửa sổ phòng bếp, bạn cần chú ý khi thiết kế, đo đạc và tính toán chiều rộng, dài của cửa sổ. Với một căn phòng nhỏ như nhà bếp, bạn càng phải quan tâm hơn đến kích thước của rèm cửa. Tránh may rèm cửa quá ngắn hoặc quá dài so với diện tích của cửa sổ. Vì chúng sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ, gọn gàng mà bạn mong muốn.

Nguồn: noithattubep.com.vn